Sắp áp dụng chính sách “đưa đi đày” với giáo viên thấp cổ bé họng!

 

Lâu nay giáo viên giảng dạy vùng cao bị xem là “đi đày”. Bởi đường đi lại khó khăn, học sinh nghèo khó, trường trạm thiếu thốn vv… Mặc dù người dân vùng cao không đông nhưng giáo viên lại thiếu. Đấy là nghịch lý bao lâu nay.

Sáng 7/2, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Nhà giáo, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5. Ông Trần Quang Phương nói như ra lệnh rằng “Cần điều động giáo viên như trong quân đội”, nghĩa là cưỡng bức giáo viên phải cắm bản theo lệnh.

Ngành giáo dục cũng như mọi ngành khác, đều xảy ra tiêu cực rất nghiêm trọng. Giáo viên có quan hệ tốt sẽ được bố trí vị trí tốt, còn giáo viên nghèo, thấp cổ bé họng, không đủ tiền chạy chọt sẽ bị đẩy lên vùng cao như “đày” đi biệt sứ.

Câu hỏi rằng, tại sao giáo viên không muốn đến vùng xa? Nguyên nhân ở đâu? Câu trả lời là tại nhà nước. 

Một số giáo viên cho biết, chỉ cần cơ sở vật chất đầy đủ và nhà nước trả lương 200 triệu đồng/năm là họ sẵn sàng đi dạy vùng cao. Tuy nhiên, lươg mà giáo viên nhận được thường rất thấp, đã vậy trường ở vùng cao rất bệ rạc. Nhiều trường giống như “chòi vịt” chứ không phải như trường thật sự. Ngoài ra, giao thông vô cùng khó khăn.

Bộ Công an quẳng 10.000 tỷ đồng rất vô ích vào dự án Nhà hát Hồ gươm. Chỉ cần không phung phí số tiền này, dùng nó xây trường thì đã có thể xây được 1000 ngôi trường tương đối tốt cho các bản vùng xa. 

Với ngân sách 160 ngàn tỷ, chỉ cần ngắt lại 25ngàn tỷ dành cho dự án đầu tư cơ sơ vật chất và chế độ đãi ngộ cho giáo viên vùng sâu vùng xa thì làm sao giáo viên bỏ việc? Nguyên do là Nhà nước đang đổ quá nhiều tiền cho Công an và phá nát ngân sách bằng tham nhũng nên giáo dục mới tệ đến như vậy.

Trần Thái Hưng-Thoibao.de